Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 77 kết quả

"Đỗ Thị Hồng Nhung và những tứ thơ vụt hiện"

Ngày phát hành 10:55 | 10/5/2021

Lượt nghe: 1452

"Thật hiếm hoi và cũng vô cùng quý giá - Nhiều người làm thơ đã sáng tác nên tác phẩm để đời, để nhớ trong những khoảnh khắc vụt hiện. Cảm xúc tượng hình nên những câu thơ ấy gần như khó có thể nắm bắt trở lại. Trong tập thơ “Cỏ cháy” nhà thơ Đỗ Thị Hồng Nhung mới ra mắt bạn đọc, có những bài thơ ra đời bất chợt như thế".

"Ngày mai không gặp lại" (P.2): Những bộn bề của đời sống đô thị

Ngày phát hành 9:46 | 12/7/2022

Lượt nghe: 962

Câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế gửi tới chúng ta lấy bối cảnh của một đời sống đô thị đương đại với những bar rượu, những cô nàng ăn chơi xinh đẹp, những mối tình dở dang không đầu không cuối, những gã lãng tử lang thang như nhân vật Tôi. Tất cả đều không có một cái tên rõ ràng, từ hai nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ, cùng lắm chỉ được gọi bằng những cái tên lâm thời, rất ngẫu hứng như Cục Mỡ, Đầu Trọc. Bầu không khí của truyện tạo ra vì thế có chất gì hơi kỳ dị, bí ẩn, nửa hư nửa thực, đôi lúc có cảm giác tác giả cố tình cường điệu hóa ít nhiều, từ cách ăn chơi của cô gái cho đến những khắc họa về các nhân vật khác. Cô gái có lẽ là nhân vật tạo ra những cảm xúc trái ngược cho mỗi người đọc. Ngoại hình của nàng xinh đẹp đã là một nhẽ, nhưng về phẩm chất thì không hẳn tốt mà cũng không hẳn xấu. Nàng không làm hại ai nhưng lại ăn chơi quá mức xa hoa, sẵn sàng bán thân để đổi lấy chiếc đầu đĩa máy hát mang thương hiệu Thorenze; nàng đang nợ vài chục ngàn Euro nhưng sẵn sàng đập tan hàng loạt chai rượu có giá mỗi chai ít nhất một chỉ vàng. Còn với nhân vật xưng Tôi, ngoài hành động nghĩa hiệp cứu cô gái thoát khỏi đám giang hồ ở phần đầu truyện, cho đến khi kết thúc tác phẩm, ta thấy anh ta cũng chỉ là người hành động phải đạo, thuận theo hoàn cảnh đưa đẩy, chứ cũng không biểu hiện gì nhiều hơn về bản thân. Anh hoàn toàn không có ý định tác động để thay đổi cuộc sống của cô gái theo một hướng nề nếp hơn, bình an hơn. Anh tự nhận mình chỉ là một loài thú hoang cô độc, một lãng tử có thói quen độc hành phố khuya. Truyện có một kết thúc mở khi nhân vật Tôi và cô gái bất ngờ chia tay nhau do cô gái sợ đám giang hồ truy đuổi, hai người còn chưa kịp chào nhau hay hò hẹn thêm điều gì. Ngày mai, họ có thể gặp lại mà cũng có thể không bao giờ nữa, như chính nhan đề truyện ngắn mà tác giả đặt tên. Tác phẩm không đưa ra một thông điệp thật rõ ràng nhưng lại để một dư âm vương vấn, bâng khuâng cho mỗi người đọc về những bộn bề trong đời sống đô thị đương đại, về những đúng sai đôi khi thật khó cắt nghĩa cho mỗi phận người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Thần cây thị": Mãi mãi một tình yêu

Ngày phát hành 10:10 | 21/7/2022

Lượt nghe: 1009

Truyện ngắn "Thần cây thị" có cấu trúc xuyên không của quá khứ và hiện tại, trong đó tâm điểm là những mối tình không thỏa nguyện, không có cái kết đẹp. Mối tình được kể ở thời hiện tại là của Dim với Dương. Mối tình được kể ở thì quá khứ là của Người lính với cô Cung nữ. Dim là một cô gái đã có gia đình, nhưng chồng cô lại ngoại tình. Tình cờ cô gặp được Dương-một người đàn ông có trái tim ấm nóng, ân cần quan tâm chăm sóc cô. Dim rất muốn buông bỏ, phá tung mọi thứ để đến với Dương, nhưng dường như những phép tắc lễ giáo đã ngăn cản cô. Còn Người lính ít nhiều mang tâm lý tự ti, chỉ thầm yêu trộm nhớ cô Cung nữ mà không dám tỏ bày. Qua những cuộc đối thoại giữa Dim và Người lính, người đọc người nghe đã tỏ tường chuyện tình cảm của hai người, cũng như những khổ đau mà mỗi người phải gánh chịu. Tất cả cũng chỉ vì chữ “Tình”. Họ không thoát ra được, cả hai đều phải chạy trốn. Người lính và Cung nữ đã hóa mình vào cây thị, vào cỏ cây, tượng đá để tiếp tục nuôi dưỡng những khát khao chờ đợi. Hình ảnh tán lá thị cổ thụ cố vươn mình để che nắng cho pho tượng đá nhưng không thể che nổi là hình ảnh ẩn dụ. Đàn ông dù to lớn đến đâu, mạnh mẽ đến đâu cũng khó có thể chăm sóc, che chở cho người phụ nữ nhỏ bé trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, hãy bày tỏ tình yêu với người mình yêu khi có cơ hội; hãy đến với họ bằng tất cả trái tim, yêu thương và thấu hiểu, nâng niu và trân trọng kẻo một lúc nào đó họ vuột khỏi tay ta mà ta không hay và có hối cũng không kịp. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

"Thị Lộ Chính Danh": Đi tìm sự chính danh cho Thị Lộ

Ngày phát hành 15:33 | 1/12/2022

Lượt nghe: 201

Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) phối hợp với NXB Thanh Niên tổ chức ra mắt tiểu thuyết lịch sử Thị Lộ Chính Danh phiên bản mới của nhà văn Võ Khắc Nghiêm. Buổi ra mắt sách diễn ra trong không khí ấm cúng, chân tình như một nghĩa cử đẹp, một lời tri ân đến nhà văn vừa rời xa chúng ta chưa lâu:

“Âm - Thanh Sắc - Màu”: Kết nối văn hóa bản địa và các loại hình nghệ thuật thịnh hành

“Âm - Thanh Sắc - Màu”: Kết nối văn hóa bản địa và các loại hình nghệ thuật thịnh hành

Ngày phát hành 13:47 | 11/8/2021

Lượt nghe: 451

Dự án nghệ thuật đầu tiên do huyền thoại graffiti gốc Việt Cyril Kongo bảo trợ và đồng hành cùng các nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 03/8/2021)

“Đau răng”: Sự ám thị tâm lý của con bệnh

“Đau răng”: Sự ám thị tâm lý của con bệnh

Ngày phát hành 10:57 | 31/3/2023

Lượt nghe: 560

Nói tới bệnh tật của con người thì dân gian nước ta đã có câu “thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” để thể hiện nỗi khổ, sự khó chịu của những ai bị mắc hai thứ bệnh này. Bất hạnh thay nhân vật chính của câu chuyện lại bị đau răng. Nhưng lạ đời là anh ta đi khám bệnh kiểu gì cũng không phát hiện ra đau ở đâu, vì sao lại đau, uống thuốc kiểu gì cũng không hết. Câu chuyện được kể lại qua góc nhìn của nhân vật tôi, người bạn của kẻ bị đau răng. Qua danh xưng của nhân vật chính là “hắn”, tác giả cũng ẩn ý chút hóm hỉnh và giễu cợt ngay từ đầu câu chuyện. Là một người có ý thức giữ vệ sinh răng miệng, đi khám răng thường xuyên nên “hắn” rất bất ngờ khi bị một cơn đau răng khủng khiếp. Được sự giới thiệu của đồng nghiệp, hắn đi khám một vị bác sĩ kì lạ. Nhưng cơn đau vẫn cứ hành hạ, chợt đến chợt đi không một quy luật, một lý do. Rồi cơn đau biến mất bất ngờ đột ngột cũng như cách nó xuất hiện. Đan xen trong những lời tâm sự về căn bệnh đau răng của “hắn” là hình ảnh của cô bạn gái cùng những cú điện thoại bí ẩn. Đến tận lúc khỏi bệnh “hắn” vẫn không biết nguyên nhân có phải do quan hệ bất chính với vợ của bạn thân hay không. Phải chăng đó là căn bệnh tâm thần, một sự ám thị tâm lý chứ răng “hắn” chả bị làm sao cả. Mối quan hệ ngoài luồng của nhân vật chính với vợ của bạn thân tự nguyện như lửa gần rơm không một ai hay biết nên trong lòng hắn cũng không có mấy ân hận. Thế nhưng phải chăng trong sâu thẳm tâm hồn điều tội lỗi này như một mầm bệnh mà hắn không hề hay biết. Câu chuyện được viết với phong cách hậu hiện đại khi tâm lý nhân vật được miêu tả không rõ ràng, các tình tiết chứa được nhiều bí ẩn như nguyên nhân bệnh đau răng hay là cuộc gọi lúc nửa đêm khiến người đọc, người nghe phải suy đoán. Câu chuyện có kết thúc mở khi đặt ra nhiều tình trạng phát triển tiếp theo. Căn bệnh đau răng của nhân vật thực sự đã biến mất khi chấm dứt mối quan hệ ngoài luồng hay cùng với việc tiết lộ vị bác sĩ tâm thần thì bệnh của hắn sẽ chuyển sang một dạng khác. Tất cả sẽ kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của chính người đọc, người nghe.

“Thanh âm hy vọng”: Chương trình nghệ thuật của các nghệ sĩ khiếm thị

“Thanh âm hy vọng”: Chương trình nghệ thuật của các nghệ sĩ khiếm thị

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2020

Lượt nghe: 840

Các nghệ sĩ giới thiệu một số loại hình âm nhạc dân gian được biểu diễn bằng các nhạc cụ dân tộc như chèo, quan họ, chầu văn, nhã nhạc cung đình Huế và một số tác phẩm đương đại. (Làn sóng nghệ thuật 10/7/2020)

“Văn mẫu – Hệ lụy trong tương lai”: Để văn mẫu chỉ là thị phạm

“Văn mẫu – Hệ lụy trong tương lai”: Để văn mẫu chỉ là thị phạm

Ngày phát hành 10:17 | 27/9/2021

Lượt nghe: 510

Lâu nay, văn mẫu luôn là một vấn đề nóng mỗi khi năm học mới bắt đầu. Năm nay, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, việc học tập của học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố phải chuyển sang hình thức online. Vì thế, việc giảng dạy và học tập, nhất là với môn Ngữ văn, lại càng phải chú trọng hơn. Làm thế nào để cả giáo viên lẫn học sinh không còn phụ thuộc vào văn mẫu trong quá trình học tập và thi cử? Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự của BTV Dương Hà có nhan đề “Để văn mẫu chỉ là thị phạm”. Đây cũng là phóng sự kì cuối, khép lại vệt bài “Văn mẫu – Hệ lụy trong tương lai” của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6).

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Ngày phát hành 9:10 | 7/7/2022

Lượt nghe: 1265

Trong các triều đại phong kiến ở nước ta, thời nhà Trần được xem là hưng thịnh về mọi mặt, đặc biệt có sự phát triển rực rỡ về văn hóa, thơ ca, nghệ thuật. Dù phải trải qua ba lần đối mặt với đội quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn nhưng vua tôi, tướng lĩnh và dân chúng dưới triều Trần đều chung sức đồng lòng và gặt hái được chiến công hiển hách. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi sâu tìm hiểu về âm hưởng chủ đạp của thơ ca thời thịnh Trần

Art In The Forest: Chương trình nghệ thuật thị giác vì cộng đồng

Art In The Forest: Chương trình nghệ thuật thị giác vì cộng đồng

Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2019

Lượt nghe: 716

Được tổ chức thường niên từ năm 2015 tại Flamingo Đại Lải Resort, đến nay Art In The Forest trưng bày hàng chục tác phẩm hội họa, điêu khắc của các nghệ sĩ trong nước và nước ngoài. (Điểm hẹn văn nghệ 20/7/2019)

Bảo tồn di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại

Bảo tồn di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019

Lượt nghe: 658

Quá trình đô thị hóa đang làm cho các di sản kiến trúc có nguy cơ bị phá hủy hoặc biến mất. Giữ gìn, bảo tồn di sản kiến trúc đang là bài toán không dễ có lời giải. (Làn sóng nghệ thuật 25/6/2019)

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 3227

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất phải chăng đã đưa họ đi quá xa hạnh phúc của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về với những gì thân quen, yên ả nơi quê nhà vẫn là điều mà họ ước ao nhất!

Chàng Giăng Bị Thịt

Chàng Giăng Bị Thịt

Ngày phát hành 9:40 | 1/4/2024

Lượt nghe: 1121

Xưa kia trong một lâu đài cổ có ba anh em trai. Người em trai út tên là Giăng Bị Thịt thường bị hai người anh của mình chế giễu và coi thường. Vào một lần nọ, ba anh em cùng lên đường để tham gia thi tài kén rể của công chúa trong vùng... (Kể chuyện và hát ru 29/03/2024)

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam: "Bữa tiệc" thị giác

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam:

Ngày phát hành 16:17 | 21/3/2023

Lượt nghe: 238

Cuộc thi do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức với sự bảo trợ nghệ thuật của Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), Hiệp hội Hình ảnh không biên giới Pháp (ISF) thu hút được hơn 10.300 tác phẩm của hơn 1.000 tác giả của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 4 chủ đề: Tự do cho ảnh màu, Tự do cho ảnh đơn sắc, Trẻ em và Ý tưởng. Các tác giả Việt Nam nhận Huy chương vàng: Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm “Ký ức thời gian”, Đặng Kế Đức với tác phẩm “Một đời gắn bó”, Lê Thanh Sơn với tác phẩm “Trẻ em và mùa xuân”, tác giả Nguyễn Thị Vân với tác phẩm “Ngày hè”. (Điểm hẹn văn nghệ)

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Ngày phát hành 10:36 | 14/7/2023

Lượt nghe: 639

“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...

Điện ảnh Việt và những cơn sóng thị trường

Điện ảnh Việt và những cơn sóng thị trường

Ngày phát hành 21:1 | 5/10/2022

Lượt nghe: 133

Ngày 28/12/2021, bộ phim “Rừng thế mạng” của đạo diễn Trần Hữu Tấn ra rạp, mở đầu cho sự trở lại của những bộ phim thương mại tại các rạp chiếu sau nửa năm đình trệ vì dịch bệnh covid 19. Cũng từ đó, trong hơn nửa đầu năm nay, đã có gần 40 phim điện ảnh Việt ra rạp, chứng tỏ những nỗ lực không nhỏ của các nhà làm phim và ekip vẫn cố gắng duy trì các dự án sản xuất trong những điều kiện khó khăn, phức tạp của dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị hiếu khán giả, với những nhu cầu thưởng thức phim đa dạng, các nhà làm phim cũng phải có những điều chỉnh phù hợp. Sóng Covid chưa qua, sóng thị trường đã ập tới, họ cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn đó? Đây cũng là nội dung loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh” của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6, kì đầu tiên với nhan đề: “Đại dịch Covid 19 và những cơn sóng thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 23/09/2022)

Điện ảnh Việt và nỗ lực chinh phục thị trường?

Điện ảnh Việt và nỗ lực chinh phục thị trường?

Ngày phát hành 15:25 | 6/7/2022

Lượt nghe: 1526

Trong những đợt giãn cách do dịch bệnh covid 19, các phòng chiếu phải đóng cửa, không ít bộ phim phải dời lịch chiếu, các nhà làm phim rơi vào cảnh “lao đao” bởi những dự án của mình không ít lần phải lùi lịch chiếu. Tuy vậy, theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2022 có khoảng gần 20 dự án phim điện ảnh ra rạp. Sau đại dịch, phải chăng điện ảnh trong nước đang có những tín hiệu khả quan trong tiếp cận thị trường, khơi gợi niềm yêu thích của khán giả khi trở lại với rạp chiếu? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà báo Hồ Cúc Phương, Báo Nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/7/2022)

Đinh Thị Thảo: Người miệt mài “giữ lửa” nghệ thuật chèo truyền thống

Đinh Thị Thảo: Người miệt mài “giữ lửa” nghệ thuật chèo truyền thống

Ngày phát hành 11:30 | 9/2/2021

Lượt nghe: 1066

Trong bối cảnh nền âm nhạc thị trường bùng nổ hiện nay, giới trẻ ít nhiều lơ đãng với nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng, vẫn có người luôn đau đáu, với mong muốn xây dựng sân chơi gần gũi với những người trẻ để họ có động lực tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Một trong những người đó là Đinh Thị Thảo, người sáng lập dự án Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương. (Hành trình Sáng tạo 07/02/2021)

Đỗ Thị Huyền Trang: Người “làm mới” những thước phim tài liệu

Đỗ Thị Huyền Trang: Người “làm mới” những thước phim tài liệu

Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019

Lượt nghe: 779

Bằng tình yêu phim tài liệu và sức trẻ, đạo diễn, nhà biên kịch Đỗ Thị Huyền Trang đã không ngại dấn thân, hướng ống kính về những đề tài được xã hội quan tâm. (Hành trình Sáng tạo 07/07/2019)

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020

Lượt nghe: 950

Ở thế kỷ 18, cùng với nền nữ học được quan tâm và chú trọng, đã xuất hiện các tác giả nữ chứng tỏ được tài năng trong sáng tác và xướng họa thơ phú. Đoàn Thị Điểm là một trong những tài nữ như thế. “Chinh phụ ngâm” đã khẳng định vai trò của Hồng Hà nữ sĩ trong việc đưa tác phẩm này trở thành một kiệt tác văn học còn có giá trị cho tới hôm nay...

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ mười hai - Tờ cáo thị

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2019

Lượt nghe: 421

Eliott đã thành công đến được thế giới giống như bức tranh cậu vẽ. Hàng trăm cây ăn trái xum xuê có tán là sà xuống thấp để tiện cho bọn trẻ con leo trèo, một dòng suối sô-cô-la uốn lượn và một chiếc máy xịt kem sữa, tất cả đều hiện rõ mồn một trước mặt cậu. Tại đây, Eliott bắt đầu hành trình đi tìm Vua Cát nhưng tờ cáo thị đã cản bước cậu... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ mười hai)

Gian nan thị trường tranh đồ họa

Gian nan thị trường tranh đồ họa

Ngày phát hành 10:4 | 12/4/2023

Lượt nghe: 229

Bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, khi có thị trường, hoạt động sáng tác sẽ trở nên sôi động, đối với một dòng tranh đang có phần trầm lắng như đồ họa thì điều này là vô cùng cần thiết. Vậy, nguyên nhân nào khiến thị trường tranh đồ họa trầm lắng? Đây cũng là nội dung được đề cập trong loạt phóng sự: “Tranh đồ họa: Vì sao họa sĩ Việt ít mặn mà”, kỳ 2 “Gian nan thị trường tranh đồ họa”. (Làn sóng nghệ thuật)

Gốm Việt: Nghệ thuật và “bài toán” thị trường

Gốm Việt: Nghệ thuật và “bài toán” thị trường

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018

Lượt nghe: 631

Có những người yêu gốm, nâng tầm gốm nghệ thuật với những sản phẩm độc bản, mang hơi thở cuộc sống. Cuộc trao đổi của PV VOV6 với nhà nghiên cứu – phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về thị trường dành cho nghệ thuật gốm. (Làn sóng nghệ thuật 06/11/2018)

Gót đỏ chân son: Chân dung phố thị qua mắt của người quê

Gót đỏ chân son: Chân dung phố thị qua mắt của người quê

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2020

Lượt nghe: 952

Ngay từ nhan đề “Gót đỏ chân son”, nhà văn Trần Chiến đã thu hút sự chú ý của độc giả, trước hết là bởi sự ấn tượng của hình ảnh, sau là vì nó gợi nhớ những câu ca: “Còn cha gót đỏ như son – Đến khi cha thác gót con đen sì – Còn cha nhiều kẻ yêu vì – Đến khi cha thác ai thì thương con”. Viết về Sơn – một cậu bé mồ côi cha, nhà văn Trần Chiến không chọn một cách kể khiến người ta phải sụt sùi thương xót ngay từ đầu, mà lại chọn giọng kể tưng tửng từ ngôi thứ nhất. Sơn có thân phận như bao đứa trẻ khác lớn lên từ làng, bỏ học, rồi nhanh chóng nhập vào đội quân lên thành phố làm thuê. Năm năm tháng tháng, mơ ước đổi đời nơi phố thị vẫn còn, nhưng cũng đã lấm lem những cay đắng thị thành… Qua con mắt của một đứa trẻ, hành trình đi từ xóm “liều”, khu trọ “đen”… rồi “khách sạn” Xa mẹ được Sơn kể lại một cách hồn nhiên. Câu chuyện cuộc đời của nhiều người khác cũng thấp thoáng trong hành trình ấy. Có chú Hệ bị quỵt tiền đi xuất khẩu lao động, chuyện các bà ô-sin, dân lao động tụ tập nói đủ thứ chuyện không hiểu nổi về thành phố… “Gót đỏ chân son” trước hết là câu chuyện về thân phận của một người quê lưu lạc phố phường; sau có thể coi là chân dung phố thị qua mắt của người ở quê ra – một bức chân dung mà nét hào hoa đã dần nhường chỗ cho những góc còn khuất lấp, rằng phố thị hoa lệ nhưng là hoa cho người giàu còn lệ cho người nghèo. “Gót đỏ chân son” kết lại trong những suy nghĩ vẩn vơ của Sơn. Còn quê đấy, nhưng về quê thì làm gì? Chừng nào câu chuyện việc làm ở làng quê vẫn còn là một câu hỏi, thì chừng ấy chúng ta vẫn còn những người như Sơn, như chú Hệ, vất vưởng mưu sinh nơi phố thị, biết bao giờ mới được “gót đỏ chân son”? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Lê Thị Hiền

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Lê Thị Hiền

Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2020

Lượt nghe: 626

Là một trong số ít phụ nữ chọn điêu khắc làm con đường chinh phục nghệ thuật, điêu khắc gia Lê Thị Hiền đã khẳng định được tài năng và định hình cho mình một phong cách riêng trong làng điêu khắc nước nhà. (Hành trình Sáng tạo 16/8/2020)

Họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm: Khoảng trời trong đáy mắt

Họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm: Khoảng trời trong đáy mắt

Ngày phát hành 17:28 | 28/8/2023

Lượt nghe: 727

Sinh năm 1960, họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm là tác giả của những bức tranh đồng quê theo phong cách tối giản. Tranh của chị là sự kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại, với lối tạo hình đơn giản, màu sắc nguyên bản, rực rỡ nhưng bao hàm nhiều ý tứ sâu xa. Vượt qua những hạn chế của bản thân, Tạ Thị Thanh Tâm đã đến với hội họa và chuyên tâm sáng tác suốt mấy chục năm qua. Hơn 20 triển lãm ở trong và ngoài nước, chị cũng là một trong những nữ họa sĩ bán được nhiều tranh hiện nay. (Hành trình Sáng tạo 27/8/2023)

Họa sĩ Trần Thị Thu - cuộc chạy marathon với hội họa

Họa sĩ Trần Thị Thu - cuộc chạy marathon với hội họa

Ngày phát hành 16:13 | 5/2/2024

Lượt nghe: 172

Nếu như tình yêu đã đưa họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bén duyên với hội họa thì có lẽ sự ngẫu hứng, dám thử nghiệm lại mở ra cho chị những “khung trời” rộng lớn để sáng tạo, để bay bổng và phiêu lưu. Khi bất ngờ tìm cho mình con đường đi với lụa, chị cũng có nhiều cơ duyên để lắng mình với những trầm tích văn hóa, ở những vùng đất chị đã sống và thỏa sức trên những tác phẩm hội họa hoành tráng và thử nghiệm trên các chất liệu truyền thống. Tuy vậy, trên mỗi chặng đường, chị vẫn tự ví mình như một người chạy marathon một mình, để tìm cho mình một lối đi riêng, một cõi riêng mang tên chị. (Hành trình sáng tạo 04/02/2024)

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện "Cha tôi - nhà văn Kim Lân" (phần 2)

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2017

Lượt nghe: 1123

Ở trang văn học nhà trường tuần trước, chúng mình đã nghe họa sỹ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ kỉ niệm và ảnh hưởng nhận được từ cha – nhà văn Kim Lân. Trong những ngày giáp Tết nguyên đán lạnh và mưa, họa sỹ cùng gia đình đã chuyển các di vật trong nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân ở phố Trần Khát Chân (Hà Nội) để đưa về khu nhà lưu niệm mới xây tại quê nhà (làng Phù Lưu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Mỗi bức tranh, bức ảnh, một trang sách của cha lại gợi cho họa sỹ Nguyễn Thị Hiền nhớ về bao kỉ niệm...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 20/02/2017)

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện "Cha tôi, nhà văn Kim Lân" (Phần 1)

Họa sỹ Nguyễn Thị Hiền kể chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017

Lượt nghe: 1250

Luôn giản dị trong cuộc sống và trong văn chương, nhà văn Kim Lân còn là một diễn viên trên sân khấu và trên màn ảnh với những vai diễn đầy ấn tượng, có năng khiếu và niềm đam mê hội họa sâu sắc. Trong số 7 người con của ông thì 5 người con đi theo con đường nghệ thuật, có người trở thành họa sỹ nổi tiếng như họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và họa sỹ Thành Chương – trưởng nữ và trưởng nam của nhà văn. Cuộc trò chuyện giữa BTV trang văn học nhà trường với họa sỹ Nguyễn Thị Hiền giúp chúng mình hiểu hơn về nhà văn Kim Lân – một người cha, một nghệ sỹ, một nhân cách văn hóa. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/02/2017)

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Ngày phát hành 9:36 | 20/4/2022

Lượt nghe: 1313

Bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị luôn là câu chuyện thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả cộng đồng, trong bối cảnh các đô thị hiện đại ở nước ta liên tục được mở mang. Không chỉ là bảo tồn nguyên trạng mà cần phải đem lại cho di sản kiến trúc một đời sống đích thực, để di sản tiếp tục hòa nhập vào đời sống đương đại, kể tiếp câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Phóng viên chương trình Đối thoại mở VOV6 trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… (Đối thoại mở 20/4/2022).

Khi nhà nghiên cứu bàn về văn học thị trường

Khi nhà nghiên cứu bàn về văn học thị trường

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 1468

"Khúc hát sông quê" - phiên bản thơ và nhạc. Biên tập viên Văn nghệ bình luận về hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: lý luận và thực tiễn”. Trải nghiệm của người yêu điện ảnh về bộ phim “Cuộc sống tươi đẹp” của điện ảnh I-ta-li-a. Chuyện kể về họa sỹ Phạm Tăng với tình yêu tiếng Việt. (Điểm hẹn văn nghệ 08/9 + 10/9/2016)

Kịch nói: Giải oan Thị Màu (Phần 1)

Kịch nói: Giải oan Thị Màu (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016

Lượt nghe: 1868

Trên nền của những chuẩn mực trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính, tác giả Lê Chí Trung đã có một góc nhìn khác về cuộc đời và số phận Thị Mầu và Thị Kính. Góc nhìn đó như thế nào? Nghe vở kịch Giải oan Thị Mầu để thấy rõ góc nhìn này!

Kịch nói: Giải oan Thị Màu (Phần 2)

Kịch nói: Giải oan Thị Màu (Phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016

Lượt nghe: 2127

Trên nền của những chuẩn mực trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính, tác giả Lê Chí Trung đã có một góc nhìn khác về cuộc đời và số phận Thị Mầu và Thị Kính. Góc nhìn đó như thế nào? Nghe vở kịch Giải oan Thị Mầu để thấy rõ góc nhìn này!

Kịch nói: Giải oan Thị Màu (Phần 3)

Kịch nói: Giải oan Thị Màu (Phần 3)

Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016

Lượt nghe: 1976

Trên nền của những chuẩn mực trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính, tác giả Lê Chí Trung đã có một góc nhìn khác về cuộc đời và số phận Thị Mầu và Thị Kính. Góc nhìn đó như thế nào? Nghe vở kịch Giải oan Thị Mầu để thấy rõ góc nhìn này!

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính: Dấu ấn qui hoạch đô thị

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính: Dấu ấn qui hoạch đô thị

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019

Lượt nghe: 928

Năm 2012, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho Cụm công trình quy hoạch xây dựng các đô thị, gồm: Quy hoạch chung Khu công nghiệp Dung Quất; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vũng Tàu. (Câu chuyện nghệ thuật 17/5/2019)

KTS Phạm Hoàng Phương: "Công viên, vườn hoa tạo dựng bản sắc kiến trúc, tính nhận diện cho đô thị"

KTS Phạm Hoàng Phương:

Ngày phát hành 11:32 | 18/3/2024

Lượt nghe: 858

So với các nước trên thế giới, không gian công cộng ở nước ta còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Thêm vào đó, số lượng mảng xanh cùng không gian chung đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện, Hà Nội đang tích cực triển khai chỉnh trang một số công viên, vườn hoa trên địa bàn. Việc làm này, theo Thạc sỹ-KTS Phạm Hoàng Phương đã nhận được sự đánh giá cao của giới KTS và sự vui mừng, phấn khởi của người dân. Cũng xin nói thêm, KTS Phạm Hoàng Phương hiện công tác tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); là người có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch - quản lý phát triển đô thị:

KTS Phạm Hoàng Phương: "Di sản công nghiệp xác lập tính nhận diện, bản sắc văn hóa và thương hiệu của đô thị"

KTS Phạm Hoàng Phương:

Ngày phát hành 11:9 | 8/12/2023

Lượt nghe: 1036

Diễn ra trong gần 2 tuần lễ cuối tháng 11 vừa qua, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã mang lại thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng. Rất đông du khách đã đến tham quan, trải nghiệm tại 2 di sản công nghiệp, đó là Nhà máy xe lửa Gia Lâm và Tháp nước Hàng Đậu. Điều đó cho thấy di sản công nghiệp nếu biết sử dụng đúng cách sẽ có một sức sống mới. Vấn đề đặt ra là, theo Ths-KTS Phạm Hoàng Phương-Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), chúng ta cần tạo một hành lang pháp lý trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc công nghiệp. Bên cạnh đó là sự chung tay của các KTS, các văn nghệ sỹ trong việc đóng góp ý tưởng cho việc tái thiết những di sản công nghiệp ở các thành phố lớn thành những không gian văn hóa hữu ích, đem lại giá trị kinh tế-văn hóa-xã hội:

Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi

Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi

Ngày phát hành 11:50 | 24/7/2023

Lượt nghe: 1202

Trong các nhà thơ nữ thuộc thế hệ kháng chiến chống Mỹ, người ta thường nhắc đến ba gương mặt trụ cột là Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Lâm Thị Mỹ Dạ. So với hai nhà thơ đàn chị đi trước, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm có tác phẩm nổi tiếng khi mới 23 tuổi đã viết được bài thơ Khoảng trời hố bom, được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973. Bà tiếp tục có một hành trình bền bỉ trong những giai đoạn sau khi lần lượt cho ra mắt các tập thơ: Trái tim nỗi nhớ, Bài thơ không năm tháng, Hái tuổi em đầy tay, Mẹ và con, Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại; cùng nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Ngày 6 tháng 7 vừa qua, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau 14 năm chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ bà với nhan đề: Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi.

Lối đi nào cho tranh đồ họa Việt trong thị trường mỹ thuật đương đại hiện nay?

Lối đi nào cho tranh đồ họa Việt trong thị trường mỹ thuật đương đại hiện nay?

Ngày phát hành 15:4 | 20/2/2023

Lượt nghe: 635

Trong đời sống mỹ thuật hiện nay, so với hội họa và điêu khắc, hoạt động sáng tác tranh đồ họa chưa thực sự sôi động. Đội ngũ họa sĩ theo đuổi dòng tranh này còn thiếu vắng. Thực tế cho thấy những hạn chế khó khăn trong thực hành sáng tạo, đặc biệt là thị đầu ra trầm lắng đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của tranh đồ họa nước ta. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với họa sĩ Phạm Khắc Quang về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/02/2023)

Mặt trái của thị trường tranh trực tuyến

Mặt trái của thị trường tranh trực tuyến

Ngày phát hành 10:50 | 2/1/2021

Lượt nghe: 416

Sự sôi động của những giao dịch mỹ thuật online là một xu thế trong thời công nghệ số. Nhưng bên cạnh mua nhanh – bán tiện hay giúp cho việc kết nối giữa họa sĩ và công chúng nhanh chóng thì mua bán tranh trực tuyến vẫn có những hạn chế. Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến: Có phải cứ bán nhiều là tốt?”. (Làn sóng nghệ thuật 18/12/2020)

Minh bạch hóa thị trường mỹ thuật

Minh bạch hóa thị trường mỹ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019

Lượt nghe: 657

Hoạt động mua bán, kinh doanh tác phẩm mỹ thuật ngày càng phát triển. Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được thành lập cách đây một năm nhằm đáp ứng nhu cầu giám định tác phẩm của các nhà sưu tập, bảo tàng, người chơi tranh, mua tranh…(Làn sóng nghệ thuật 23/7/2019)

Mùa thị vàng

Mùa thị vàng

Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2017

Lượt nghe: 779

Cứ mỗi độ thu sang, rằm tháng tám về là chúng mình có bao nhiêu thức quà ngon mà ông bà, bố mẹ dành cho: nào là bưởi, na, ổi, hồng, thị thơm lừng... bày đẹp mắt trên mâm ngũ quả. Chúng mình náo nức đón chờ phá cỗ, vui ơi là vui, Tết trung thu ấm áp lại về. (Văn nghệ thiếu nhi 25/9/2017)

MV âm nhạc: Cơ hội trong thị trường nhạc số

MV âm nhạc: Cơ hội trong thị trường nhạc số

Ngày phát hành 11:35 | 17/10/2023

Lượt nghe: 394

Xu hướng sản xuất MV âm nhạc đang khá sôi động trong thị trường âm nhạc nước nhà. Tuy vậy, số lượng MV mới ra mắt mỗi ngày có phản ánh được chất lượng cũng như chạm đến trái tim khán giả. (Làn sóng nghệ thuật)

Nàng Tô Thị

Nàng Tô Thị

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2017

Lượt nghe: 1915

Các bạn hẳn đã rất quen thuộc với câu ca dao: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa / Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng nghe câu chuyện cổ tích về Nàng Tô Thị. (Kể chuyện và hát ru 26/7/2017)

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ: Người tiếp lửa cho nghệ thuật ca trù

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ: Người tiếp lửa cho nghệ thuật ca trù

Ngày phát hành 14:26 | 31/1/2023

Lượt nghe: 280

Là nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà nhưng hơn 20 năm qua, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ lại đam mê và miệt mài theo đuổi nghiệp ca trù. Chẳng mong được gì cho riêng mình, chỉ miễn sao được đàn, được hát và sống trọn tình yêu với bộ môn nghệ thuật mà chị nhận thấy nó giống như “sứ mệnh” của cuộc đời mình. Không chỉ âm thầm lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật đã từng có nguy cơ mai một, chị còn truyền dạy, lan tỏa tình yêu nghệ thuật ca trù đến với nhiều người. (Hành trình Sáng tạo 29/02/2023)

Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Thùy Trang: Tác giả của tổ hợp mang tên "Tý Toáy"

Nghệ sĩ thị giác Nguyễn Thùy Trang: Tác giả của tổ hợp mang tên

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2018

Lượt nghe: 790

Tổ hợp giáo dục nghệ thuật “Tý Toáy” của nghệ sỹ thị giác Nguyễn Thùy Trang giúp các em có thể tự do sáng tạo, mơ mộng và bay bổng trong thế giới nghệ thuật của riêng mình. (Hành trình sáng tạo 21/10/2018)

Ngô Thị Thanh Vân: "Như dã quỳ khát gió lộng rừng xanh"

Ngô Thị Thanh Vân:

Ngày phát hành 15:9 | 1/12/2021

Lượt nghe: 631

"Sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, dấu ấn con người, vùng đất Tây Nguyên in hằn trong sáng tác của nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân. Những trang thơ của chị đượm sắc hoa dã quỳ, nắng gió và bụi đỏ cao nguyên. Đọc lại bao nhiêu câu thơ cũ, mới là gợi lại bấy nhiêu ký ức xa xăm"

Người đẹp và thị hiếu thẩm mỹ dân gian qua ca dao

Người đẹp và thị hiếu thẩm mỹ dân gian qua ca dao

Ngày phát hành 14:31 | 25/10/2023

Lượt nghe: 972

Truyền thống yêu và ngợi ca cái đẹp của dân gian in đậm trong ca dao. Miêu tả và mến yêu vẻ đẹp về hình thể con người là một đề tài trở đi trở lại, quy chiếu thị hiếu thẩm mỹ của người xưa.

Nguyễn Thị Ánh Huỳnh – Chiếc lá xanh trên những cành xanh

Nguyễn Thị Ánh Huỳnh – Chiếc lá xanh trên những cành xanh

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020

Lượt nghe: 963

Trong hơn mười năm trở lại đây, gương mặt thơ nữ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh được bạn đọc bạn viết yêu mến bởi một giọng thơ riêng, mang đậm sắc thái miệt vườn Nam Bộ, lối biểu đạt hình ảnh cảm xúc mới mẻ, tự nhiên và tự tin. Chị quan niệm: làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió”, “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (Tiếng thơ 08/03/2020)

Nguyễn Thị Đạo Tĩnh – Con chim xanh trên cánh đồng tình yêu

Nguyễn Thị Đạo Tĩnh – Con chim xanh trên cánh đồng tình yêu

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020

Lượt nghe: 908

Sinh năm 1952, từng đi bộ đội, tham gia thanh niên xung phong, dạy học, học viên khóa đầu trường viết văn Nguyễn Du, rồi chuyển sang làm báo, làm biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Đó là đôi nét về nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, tác giả của hai tập thơ “Bùa lá” và “Miền hoa dại”. Trong đời sống và trong thơ, bà luôn lặng lẽ, sự lặng lẽ ấy đem tới những bài thơ, những câu thơ “trong và buốt như nước mắt” như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếng thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh trước hết là tiếng lòng của người phụ nữ đi đến tận cùng tình yêu, khao khát sự chân thành, tử tế, không dối lừa… (Tiếng thơ 08/04/2020)

Nguyễn Thị Phương Lan: Nữ họa sĩ biến vải vụn thành tranh

Nguyễn Thị Phương Lan: Nữ họa sĩ biến vải vụn thành tranh

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019

Lượt nghe: 1223

Những mảnh vải vụn nhỏ bé tưởng chừng không còn giá trị sử dụng đối với nhiều người nhưng qua óc sáng tạo cùng với sự tinh tế, họa sĩ Nguyễn Thị Phương Lan đã tìm thấy vẻ đẹp ẩn sau những mảnh vải ấy. (Chân dung nghệ sỹ 21/01/2019)

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Ngày phát hành 9:14 | 7/7/2023

Lượt nghe: 846

Các bạn thân mến! Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”…mà bà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa- Thiên Huế. Ngày 06/07 vừa qua, bà qua đời ở tuổi 74 để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ. “Tiếng thơ” đêm nay xin được tưởng nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng bài thơ “Khoảng trời - hố bom”:

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời

Ngày phát hành 8:33 | 7/7/2023

Lượt nghe: 284

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ từng làm phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Sông Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ”. Bà vừa vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74. Chương trình Văn nghệ hôm nay xin dành thời gian tưởng nhớ nhà thơ

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên: "Im lặng đêm Hà Nội"

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên:

Ngày phát hành 11:19 | 28/11/2022

Lượt nghe: 637

Trời đã lập đông nhưng vẫn còn đó những dư vị của buổi tàn thu. Thời khắc dùng dằng giữa đôi mùa, khi ca khúc “Im lặng đêm Hà Nội” của nhạc sĩ Phú Quang, phổ thơ Phạm Thị Ngọc Liên ngân lên gợi nhớ trong nhiều người những cảm xúc lắng đọng. Và tác giả bài thơ – Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên trở về với hồi ức năm cũ.

Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa với những sáng tác về tuổi teen

Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa với những sáng tác về tuổi teen

Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2017

Lượt nghe: 913

Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa đã xuất bản hai tập truyện cho tuổi teen là “Cơn lũ vẫn chưa qua” và “Thần Cupid có nhầm không”. Với phong cách nhẹ nhàng, câu từ mượt mà, hai tập truyện đã đem lại cho bạn đọc những cảm xúc nồng ấm về thiên nhiên và con người miền Trung. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Dương Hà và nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa nhân dịp chị ra thăm Thủ đô sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảm của chị dành cho những sáng tác về tuổi trăng tròn. (Văn nghệ thiếu nhi 19/9/2017)

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga: "Đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học"

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga:

Ngày phát hành 15:16 | 5/6/2023

Lượt nghe: 693

Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)

Nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đưa tranh tường lên vùng cao

Nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đưa tranh tường lên vùng cao

Ngày phát hành 11:26 | 10/9/2022

Lượt nghe: 235

Vừa qua, nhóm Kí họa đô thị Hà Nội đã thực hiện thành công dự án vẽ tranh tường tại trường tiểu học bán trú Nậm Khắt và trường tiểu học bán trú Púng Luông - Huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái. Qua một tuần làm việc nỗ lực và hiệu quả, những bức tranh về biển đảo quê hương và vũ trụ bao la đã góp phần tạo nên màu sắc mới xinh đẹp cho nơi đây... (Văn nghệ thiếu nhi 31/08/2022)

Những bước chuyển của điện ảnh thị trường

Những bước chuyển của điện ảnh thị trường

Ngày phát hành 17:4 | 6/10/2022

Lượt nghe: 195

Không thể phủ nhận sự kì công, “chịu chơi” của các nhà sản xuất trong những năm gần đây. Vì thế, đã có nhiều lời khen dành cho những sản phẩm điện ảnh thị trường khi chất lượng ngày càng tốt hơn, nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như bước đầu tiệm cận xu hướng làm phim của thế giới. Điện ảnh thị trường đang có những bước chuyển mình, không chỉ mang về doanh thu chủ đạo cho nền điện ảnh nước nhà mà còn bắt đầu bước ra bên ngoài, đến với những thị trường rộng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Tiếp nối loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực “cất cánh”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có phóng sự tiếp theo nhan đề “Những bước chuyển của điện ảnh thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 27/09/2022)

NSND Nguyễn Thị Tâm Chính: Dành trọn tình yêu cho nghệ thuật xiếc

NSND Nguyễn Thị Tâm Chính: Dành trọn tình yêu cho nghệ thuật xiếc

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2020

Lượt nghe: 852

Biệt danh “Cô hàng giải khát” đã gắn bó với NSND Nguyễn Thị Tâm Chính - một tài năng của nghệ thuật xiếc những năm 60 của thế kỷ trước. Năm nay, dù đã ở vào độ tuổi 70 nhưng nữ nghệ sĩ nhân dân duy nhất của ngành xiếc vẫn cháy bỏng niềm đam mê nghệ thuật xiếc. (Hành trình Sáng tạo 13/12/2020)

NSND Thái Thị Liên tiếng piano còn vọng mãi

NSND Thái Thị Liên tiếng piano còn vọng mãi

Ngày phát hành 10:31 | 11/2/2023

Lượt nghe: 1299

NSND Thái Thị Liên là người biên soạn bộ giáo trình để dạy piano ngay từ khi buổi đầu thành lập Học viện Âm nhạc. Bà luôn mong muốn đào tạo những thế hệ nghệ sĩ piano chuyên nghiệp của nước nhà, chú trọng giáo trình âm nhạc cổ điển nước ngoài song song với phát huy những tiềm năng, sáng tạo những tác phẩm âm nhạc trong nước. Đến nay, phương pháp của bà vẫn được các thế hệ học trò tiếp nối, bằng sáng tác của chính các nhạc sĩ trong nước dành cho cây đàn piano, trong đó có nhiều bản nhạc lấy chất liệu dân ca... (Làn sóng nghệ thuật 07/02/2023)

NSND Trần Thị Tuyết: Bản sắc một giọng ngâm

NSND Trần Thị Tuyết: Bản sắc một giọng ngâm

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2020

Lượt nghe: 792

Tưởng nhớ NSND Trần Thị Tuyết, người gắn bó với làn sóng Văn học Nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình tuần này dành một phần thời lượng ôn lại những dư âm của một giọng ngâm thơ được nhiều thế hệ công chúng, thính giả mến mộ. Chúng ta có thể cảm nhận được niềm yêu mến, trân trọng trong niềm thương nỗi nhớ với một trong những giọng ngâm làm nên bản sắc “Tiếng thơ” của Ban Văn học - Nghệ thuật – Đài Tiếng nói Việt Nam.

NSND Ứng Duy Thịnh - Vũ điệu cuộc đời

NSND Ứng Duy Thịnh - Vũ điệu cuộc đời

Ngày phát hành 10:23 | 4/1/2023

Lượt nghe: 286

Trong 16 tác giả, nghệ sĩ vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật lần này, có một nghệ sĩ đã ngoài 70; bước chân của ông đã đi khắp các mặt trận, chiến trường ác liệt nhất, đem lời ca điệu múa cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Ông cũng là tác giả của những kịch múa kinh điển đi cùng năm tháng như: Đất nước, Ngọn lửa, Trăng treo… Cống hiến của ông cho nghệ thuật nước nhà khiến bạn nghề nể trọng, công chúng yêu mến. Ông là Đại tá, NSND Ứng Duy Thịnh người được ví như cánh chim không mỏi của nền nghệ thuật múa Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 01/01/2023)

Phim “Lật mặt: Nhà có khách”: Chinh phục thị trường điện ảnh quốc tế

Phim “Lật mặt: Nhà có khách”: Chinh phục thị trường điện ảnh quốc tế

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2019

Lượt nghe: 556

Nối tiếp thành công của bộ phim “Hai Phượng”, điện ảnh nước nhà lại có một bộ phim sắp được công chiếu tại Mỹ và Australia. (Làn sóng nghệ thuật 19/4/2019)

Sôi động thị trường tranh trên không gian mạng

Sôi động thị trường tranh trên không gian mạng

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020

Lượt nghe: 1115

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tiết tấu công việc nhanh trong xã hội hiện đại thì việc giao dịch mua bán tranh qua mạng là sự phát triển tất yếu, tạo nên diện mạo mới cho mỹ thuật Việt, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. PV VOV6 đối thoại với họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/10/2020)

Sự bất trắc của đời sống đô thị trong "Ở trọ phố phường"

Sự bất trắc của đời sống đô thị trong

Ngày phát hành 9:50 | 31/8/2022

Lượt nghe: 1697

Trong 10 năm qua, tác giả Anh Thư, biên tập viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam, đã xuất bản 4 tác phẩm: “Thư không gửi cho ba”, “Café và quán vắng”, “Giấc mơ trung thu”, và mới nhất là tập truyện ngắn “Ở trọ phố phường” (do NXB Văn học ấn hành). Hai mươi truyện ngắn là những lát cắt đời sống, phô bày những trạng thái bấp bênh và bất an của những thân phận từ nông thôn đến sinh sống và làm việc tại thành phố. Để hiểu thêm về tác phẩm này, BTV chương trình đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Thiên Sơn, người đã luôn dành sự quan tâm tới các sáng tác của tác giả Anh Thư.

Thân phận tình yêu trong truyện ngắn "Nối dây" của Chu Thị Minh Huệ

Thân phận tình yêu trong truyện ngắn

Ngày phát hành 15:51 | 5/4/2021

Lượt nghe: 916

Có thể so với một số cây bút tiêu biểu về đề tài miền núi như Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân, truyện ngắn của Chu Thị Minh Huệ bớt ngồn ngộn chi tiết và tiết chế sự dữ dội hơn. Bù lại, tác giả rất biết cách để những trang văn của mình không trở thành minh họa thuần túy cho tập tục của đồng bào dân tộc ở Hà Giang. Những câu văn ngắn, dễ hiểu, vừa phải, cô đọng kể cho chúng ta về câu chuyện về thân phận người Mông ở Yên Minh, ở Đồng Văn thông qua những nét sinh hoạt, văn hóa đặc sắc từ nghìn xưa. Nhà văn có thói quen đặt ra các câu hỏi, các giả thiết rồi lại tự lý giải để làm sáng lên những thắc mắc, làm mạch nối cho các diễn biến tiếp theo. “Nối dây” ở đây không đi theo mô – típ thông thường là lên án một tập tục lâu đời đã thành lạc hậu. “Nối dây” là để nối lại đường đi của tình yêu, số phận con người tuân theo lẽ tự nhiên lúc ban đầu. Vì thế, dù câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Vảng và Pà, hai người yêu nhau mà không cưới được nhau nhưng lại không hoàn toàn buồn thảm, bi kịch. Ở đó, ta vẫn thấy được ánh sáng của một đời sống mới, tiếp nối mới - Những người ở lại – Dua và Phủ, không còn phó mặc cho số phận mà biết đấu tranh và giữ lấy hạnh phúc. Thêm một điểm cộng cho nhà văn Chu Thị Minh Huệ khi chị viết về điều ấy với một ngòi bút khá tự nhiên và thấm đẫm tình người (Lời bình của BTV Võ Hà)

Thời kỳ cực thịnh của nghề gốm

Thời kỳ cực thịnh của nghề gốm

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2020

Lượt nghe: 586

Nhiều vùng miền trong nước thời Lý - Trần làm nghề gốm. Mỗi làng chuyên về một loại gốm, tạo nên sự phong phú đa dạng thời kỳ đó. Làng Bát Tràng sản xuất gốm sắc trắng. Làng Thổ Hà sản xuất gốm sắc đỏ. Còn làng Phù Lãng sản xuất gốm sắc vàng. (Câu chuyện nghệ thuật 14/02/2020)

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái: "Sân khấu-nơi đối thoại với cuộc đời"

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái:

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015

Lượt nghe: 1723

Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu: Học văn, hành vẽ

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu: Học văn, hành vẽ

Ngày phát hành 11:45 | 6/1/2022

Lượt nghe: 585

Vừa qua, tại không gian nghệ thuật Manzi Art Space, Hà Nội diễn ra triển lãm tranh lụa của tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu với tên gọi rất thân thương “Có nhau”. Từng chủ thể trong tranh dù chỉ có một mình nhưng luôn có sự tương tác khi thì với hòn đá, với cái cây, với chú mèo… Như một lời khẳng định dù chúng ta có một mình, phải xa cách nhau trong mùa dịch vừa qua thì đó cũng không phải là sự cô đơn. (Tôi và Tôi 02/01/2022)

Truyện ngắn "Bác ái nơi thành thị"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2015

Lượt nghe: 1479

Truyện vừa gợi niềm thương cảm xót xa vừa tố cáo sự bất công mà những con người thuộc tầng lớp "dưới đáy" của xã hội Ba Lan thế kỷ XIX phải chịu đựng. Cuộc đời khổ cực của lão Kun Vundecly có lẽ cũng chẳng khác gì cuộc đời lầm than, rên xiết "một cổ hai tròng" của những nhân vật trong văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám (1945)như chị Dậu, anh Pha.(Đọc truyện đêm khuya 16/09/2015)

Truyện ngắn "Người tạc tượng": Chân dung Thái sư Lê Văn Thịnh qua bàn tay, khối óc của người tạc tượng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 957

Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)

Truyện ngắn "Nhà lên số": Mặt trái của đô thị hóa

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020

Lượt nghe: 1356

Một câu chuyện về quá trình đô thị hóa-vấn đề nóng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Làng xã đua nhau lên phố. Người người đua nhau xây nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường. Còn đâu những ngôi làng yên ả, thanh bình. Còn đâu đường làng ngõ xóm phong quang…Chứng kiến những mai một ấy ở ngay làng mình, xã mình người nông dân Phạm Thuận Thành đã viết nên câu chuyện dở khóc dở cười, qua giọng văn giễu nhại, hóm hỉnh...

Truyện ngắn “Bụi thị thành” và bản lĩnh của thanh niên thôn quê

Truyện ngắn “Bụi thị thành” và bản lĩnh của thanh niên thôn quê

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019

Lượt nghe: 1713

Truyện ngắn “Bụi thị thành” của tác giả Lê Quang Thọ xoay quanh câu chuyện của Đen và Nhân, hai thanh niên lớn lên ở Tây Nguyên. Nhân theo nghiệp học hành, trở thành một anh giáo trường làng. Còn Đen sớm đã bươn chải với công việc của anh nông dân thời đại mới. Truyện được viết theo lối tuyến tính. Quá trình trưởng thành của hai nhân vật chính cũng chính là quá trình làng quê thay da đổi thịt, đối diện với cả thách thức lẫn cơ hội.

Truyện ngắn “Đêm thị xã”

Truyện ngắn “Đêm thị xã”

Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015

Lượt nghe: 1964

khoảnh khắc bất ngờ hiếm hoi có giá trị bằng cả một đời người.Khoảnh khắc có thể nảy sinh một tình yêu chân chính. Khoảnh khắc đầy ý nghĩa đưa hai con người xa lạ không quen biết đến gần nhau, cư xử ấm áp tình người (Đọc truyện đêm khuya 2/6)

Truyện ngắn “Sông yêu”: Câu chuyện về làng quê thời kinh tế thị trường

Truyện ngắn “Sông yêu”: Câu chuyện về làng quê thời kinh tế thị trường

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2017

Lượt nghe: 5155

Nhân vật người đàn ông trong truyện đột ngột xuất hiện ở làng Tình. Ông ta vạch kế hoạch làm đổi thay bộ mặt làng Tình, thu hút khách du lịch và chỉ sau một thời gian ngắn ông ta được dân làng gọi là “Ông chủ tốt bụng”. Nhưng có một vật cản đối với “Ông chủ tốt bụng” là cô gái thôn quê xinh đẹp có cái tên dân dã là Mưa. Dường như Mưa đã dự cảm những mưu đồ của ông ta. Nhưng cô gái xinh đẹp thuần hậu cũng sa chân vào chiếc bẫy ngọt ngào của “Ông chủ tốt bụng”. (Đọc truyện đêm khuya 25/12/2017)

Vẽ phố cùng CLB Ký họa đô thị Hà Nội

Vẽ phố cùng CLB Ký họa đô thị Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2019

Lượt nghe: 643

Vừa được ngắm những góc phố bình yên, những ngôi nhà cổ, hàng cây xanh dưới sắc thu vàng lộng lẫy, vừa thỏa mãn đam mê cầm cọ dạo chơi cùng màu sắc, lại sôi nổi bàn luận cùng bạn bè. Đó là không khí một buổi đi vẽ phố của các bạn nhỏ trong CLB Ký họa đô thị Hà Nội... (Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2019)

Vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”: Cảm hứng từ hình tượng nàng Tô Thị

Vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”: Cảm hứng từ hình tượng nàng Tô Thị

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019

Lượt nghe: 670

PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, tác giả kịch bản văn học “Ngàn năm mây trắng” nhân dịp tổng duyệt vở diễn. (Làn sóng nghệ thuật 13/8/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30

Đọc truyện dài kỳ (đang phát)

19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu